Cách test, kiểm tra nguồn máy tính yếu, sụt áp, bị lỗi
Máy tính là một trong những công cụ hỗ trợ rất lớn trong công việc cũng như học tập hiện nay. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì sẽ xuất hiện các vấn đề làm ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của bạn. Một trong những lỗi phổ biến mà mọi người hay gặp phải đó là liên quan tới nguồn máy. Vậy làm cách nào để test hoặc biết nguồn máy tính có vấn đề. Dưới đây sẽ là cách kiểm tra nguồn máy tính PC yếu, sụt áp, bị lỗi mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện.
Các cách test, kiểm tra nguồn máy tính có bị hỏng, bị yếu
Trước khi Build PC Gaming bạn cần tìm hiểu chi tiết cách test và kiểm tra nguồn máy tính xem chúng có bị yếu hay hỏng hóc gì không?
Cách test, kiểm tra nguồn máy tính bằng đồng hồ vạn năng
Trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến điện năng bạn hãy tìm hiểu về quy tắc an toàn để đảm bảo tính chính xác trong quá trình kiểm tra cũng như an toàn cho bản thân nhé.
- Bước 1: Di chuyển case máy tính ra vị trí dễ thao tác sau đó tháo vỏ case
- Bước 2: Rút phích cắm ở các đầu nối của thiết bị bên trong case sau đó nhóm tất cả các dây nối và đầu cáp lại với nhau để việc kiểm tra được trở nên dễ dàng hơn
- Bước 3: Làm đoản mạch pin 15 và 16 ở phía đầu nối nguồn bo mạch 24 pin bằng một sợi dây thép hoặc là dây điện nhỏ.
(Để thực hiện được dễ dàng bạn hãy xem qua sơ đồ nguồn ATX 24 pin 12V để có thể xác định vị trí của hai pin này).
- Bước 4: Kiểm tra công tắc điện áp nguồn có đúng theo mức tiêu chuẩn của quốc gia là 120V/220V hay không.
- Bước 5: Cắm PSU vào ổ cắm và gạt công tắc ở mặt sau của nguồn điện và bật đồng hồ vạn năng sau đó chỉnh sang cài đặt VDC (Volts DC).
- Bước 6: Kiểm tra đầu nối nguồn bo mạch chủ 24 pin:
Bạn nãy nối đầu âm trên đồng hồ vạn năng (màu đen) với pin có dây tiếp đất và kết nối đầu dương (màu đỏ) với dây điện đầu tiên bạn muốn kiểm tra. Đầu nối nguồn chính 24 pin sẽ có các dòng +3.3 VDC, +5 VDC, -5 VDC, +12 VDC và -12 VDC trên nhiều pin.
- Bước 7: Ghi lại số mà đồng hồ vạn năng hiển thị đối với từng điện áp được kiểm tra và xác nhận rằng điện áp đo được nằm trong dung sai cho phép.
Nếu có điện áp nào nằm ngoài mức dung sai, thì lúc này nguồn của bạn đã bị lỗi, cần thay thế hoặc sửa chữa để đảm bảo khả năng hoạt động. Còn nếu tất cả các điện áp đều nằm trong dung sai, thì nguồn của bạn không gặp vấn đề gì.
Xem thêm những mẹo hay ho khác về linh kiện máy tính tại Lapvui, click ngay!
Sử dụng phần mềm CPU-Z để test nguồn máy tính PC
Đây có lẽ là phần mềm khá phổ biến và cũng dễ dàng sử dụng nhất. Bạn chỉ cần tải xuống và bật nó lên.
Khi đó phần mềm sẽ hiển thị những thông tin chi tiết về các thiết bị vừa mới sử dụng, ngoại trừ root (PSU) là chúng không thể đọc được. Lúc này bạn dễ dàng thấy được nguồn máy tính của mình có bị yếu, sụt áp hay là lỗi gì không rồi.
Nguồn máy tính có vai trò như thế nào với PC
Nguồn máy tính là thiết bị quan trọng có vai trò to lớn trong tổng thể máy chủ. Nguồn máy tính cung cấp các năng lượng cần thiết để các linh kiện máy tính có thể hoạt động êm ái và ổn định. Ví dụ như bo mạch chủ, ổ cứng hay ổ quang và các thiết bị bên trong PC.
Một nguồn máy tính chất lượng, sẽ cung cấp đủ công suất để cho toàn bộ hệ thống có thể hoạt động ổn định và cung cấp điện áp tốt nhất cho các thiết bị bên trong máy hoạt động. Nhiều cao tầng ổn định giúp tín hiệu trong hệ thống nắm bắt được. Từ đó giúp cho tuổi thọ máy cũng như các linh kiện được bền lâu hơn.
Xem thêm: So sánh tản nhiệt nước và tản nhiệt khí, dùng loại nào?
Tại sao lại cần kiểm tra nguồn máy tính
Nguồn máy tính là bộ phận vô cùng quan trọng giúp cung cấp điện cho toàn bộ linh kiện và giúp máy tính có thể hoạt động. Do đó, chỉ cần một lỗi nhỏ bất kỳ trên nguồn cũng ảnh hưởng tới hệ thống của bạn.
Chính vì vai trò quan trọng như vậy nên khi phát hiện ra những dấu hiệu kỳ lạ, bạn cần tiến hành sửa chữa hoặc thay mới ngay bộ nguồn để đảm bảo hoạt động của máy tính được diễn ra mượt mà và ổn định giúp công việc không bị ảnh hưởng hay gián đoạn.
Nguồn máy tính là bộ phận vô cùng quan trọng. Chính vì vậy việc phát hiện lỗi và khắc phục kịp thời sẽ hạn chế được những hư hỏng phát sinh và không làm ảnh hưởng tới công việc của bạn. Hãy áp dụng ngay những cách test nguồn máy tính được chia sẻ bên trên để giúp việc kiểm tra nguồn máy tính trở nên đơn giản và dễ dàng nhất nhé bạn.