Hướng dẫn build PC máy tính đồ hoạ từ A-Z

Hướng dẫn build PC máy tính đồ hoạ từ A-Z

Bạn muốn chiến những tựa game đỉnh với đồ họa cao hoặc render hình ảnh, video Full HD, 2K, 4K nhưng gặp trở ngại về mặt cấu hình không thể đáp ứng của một chiếc laptop. Nếu vậy, hãy tự build cho mình một chiếc PC đồ họa với cấu hình mạnh mẽ để thỏa mãn trải nghiệm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn build máy tính đồ họa từ A-Z, hãy cùng theo dõi!

Các lưu ý khi build máy tính đồ hoạ

CPU

Nếu không yêu cầu quá cao về làm đồ họa chuyên nghiệp thì CPU 6 nhân là sự lựa chọn hợp lý cho bạn khi có nhu cầu build cấu hình máy PC cho các công việc đồ hoạ. Với 6 nhân trên CPU, các thao tác bạn thực hiện trên Adobe Photoshop, Corel Draw, 3Ds, Sketup, Max,… cũng đã đảm bảo diễn ra một cách trơn tru. Tuy không thể phải hoạt động hoàn hảo nhưng đảm bảo sử dụng tốt các phần mềm kể trên.

Các lưu ý khi build máy tính đồ hoạ

Với việc xây dựng cấu hình máy tính đồ họa cao cấp, những con Chip CPU đã được cải tiến vượt trội. Ở Intel, các dòng CPU Core i7 Core i9 sẽ chứa từ 8 – 10 nhân, luồng xử lý thông tin, dữ liệu đồ họa đạt từ 16 – 20 luồng. Ngoài ra, dòng CPU đến từ AMD cũng được đánh giá rất cao trong việc build máy tính đồ họa, nổi bật với số lượng nhân, luồng trên CPU nhiều hơn hẳn.

RAM

Để các nhiệm vụ đa nhiệm được thực hiện tốt thì dung lượng RAM đóng một vai trò vô cùng quan trọng. RAM càng lớn, hoạt động càng tốt. Hiện nay, để build PC đồ họa chuyên nghiệp, một máy tính cần trang bị bộ nhớ RAM ít nhất từ 16 GB. Và phải chọn bộ nhớ RAM tương thích với cả CPU ban đầu được chọn. CPU càng khủng, RAM càng lớn để hỗ trợ tốt nhất.

Card màn hình

VGA hay còn gọi là card màn hình, card đồ họa, đây là những linh kiện hỗ trợ xử lý cũng như truy xuất hầu hết các tác vụ mà một máy tính thiết kế đồ họa phải có. Card màn hình được thiết kế với nhiều chức năng tích hợp riêng, phù hợp với từng dòng sản phẩm. Mục đích chính là cùng CPU tạo ra chất lượng hình ảnh tốt nhất.

Card màn hình

  • Đối với việc đồ họa thông thường, không yêu cầu về các hiển thị nâng cao trên hình ảnh, bạn có thể dùng chung các card màn hình được sử dụng build máy tính chơi game, như các dòng card Quadro cấp thấp, GeForce GTX 1660 Ti trở về trước của NVIDIA; hay series AMD Radeon RX, AMD Radeon Pro tầm trung.
  • Đối với việc xử lý đồ họa cao cấp, bạn có thể dùng các dòng card như: card NVIDIA GeForce RTX, Quadro RTX 4000 – 6000 series, AMD Radeon Pro WX 5100, Radeon Pro WX 7100,…

Case

Case hay còn được biết là vỏ máy, đây là phần ít quan trọng nhất nhưng tạo nên vẻ bề ngoài bắt mắt của máy tính. Để chọn case, đầu tiên bạn cần lưu ý đến kích cỡ vì sẽ có 5 loại kích cỡ vỏ case và điều này phụ thuộc vào các linh kiện, kích cỡ main, chiều dài card đồ hoạ mà bạn chọn sao cho phù hợp với mục đích cá nhân. Điều thứ hai là khả năng thoát nhiệt cùng không gian để lắp quạt tản nhiệt để đảm bảo gầm phải cao để máy thoáng.

Case

SSD

SSD (Solid State Drive) hay còn gọi là ổ quang, đây cũng là mối bận tâm hàng đầu mỗi khi lựa chọn ổ đĩa lưu trữ. Nhắc đến ổ quang SSD, có thể kể đến những ưu điểm như: tốc độ cao, chịu va đập tốt, gọn nhẹ,… ở mốc thời gian khởi động máy, SSD mất khoảng 12 giây. Có một vấn đề duy nhất ở SSD so với HDD cùng dung lượng đó là SSD có giá cao hơn. Vì vậy, các bạn cần cân nhắc kỹ việc mua HDD hay SSD sao cho vừa túi tiền và phù hợp với mục đích sử dụng.

Main

Main, hay còn gọi là bo mạch chủ, là một bản mạch hỗ trợ việc giao tiếp giữa các thiết bị. Nếu nói một cách tổng quát, main là mạch điện chính của một hệ thống hay thiết bị điện tử. Có rất nhiều các thiết bị khác gắn trên bo mạch chủ như CPU, GPU, RAM,… thông qua các nối cắm vào hoặc dây dẫn như chuột hay bàn phím.

Main

Trên thị trường có rất nhiều loại main khác nhau với mức giá khác nhau và cũng xuất phát từ nhiều hãng khác nhau như: Asus, MSI, ASRock, Gigabyte. Khi chọn main, bạn hãy nhớ là tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính mà có thể chọn main có 2 hay 4 khe RAM, khe cắm SSD, khả năng ép xung tùy theo loại CPU bạn chọn ban đầu để tối ưu nhất về giá thành nhưng phải đảm bảo tương thích với CPU, GPU, RAM hay không nhé.

Gợi ý các combo khi build máy tính đồ hoạ

Nếu có ý định build một máy tính đồ họa thật xịn sò để có thể thoải máy chiến game có đồ họa cao hoặc render những video full HD, 2K, 4K với thời lượng dài, bạn hãy tham khảo một số gợi ý về combo build máy tính đồ họa sau đây:

Build máy tính đồ họa giá từ 15.800.000đ

  • Main : ASUS Prime B450M-A
  • CPU : AMD Ryzen 5 3600
  • RAM : Apacer Panther Rage 16Gb DDR4-2666
  • SSD : Kingston A400 240GB
  • VGA : Asus PH GTX 1660 – 6G
  • PSU : AEROCOOL UNITED POWER 500W 80Plus Certified
  • Vỏ Case : Aerocool Streak Led RGB

Máy tính làm đồ họ giá từ 14.600.000đ

  • CPU : AMD Ryzen 5 3600
  • VGA : Card Asus ROG Strix Radeon RX570
  • Main : Asus TUF B450M PLUS GAMING
  • RAM : OCPC XTREME 8GB DDR4 C19 2666Mhz
  • PSU : Corsair CV450 – 80 Plus Bronze
  • SSD : Kingston A400 240GB
  • Vỏ Case : Aerocool Streak Led RGB

Máy tính chuyên đồ họa giá từ 13.600.000đ

  • CPU : Intel Core i3-9100F
  • VGA : MSI GTX 1660 Super Ventus XS OC (6GB GDDR6, 192-bit, HDMI+DP)
  • Main : Asus EX-B365M-V5
  • RAM : OCPC XTREME 16Gb (2x8GB) DDR4 C19 2666Mhz
  • PSU : AEROCOOL UNITED POWER 500W 80Plus Certified
  • SSD : Kingmax 128GB M.2 2280 SATA 3 (SA3080)
  • Vỏ Case : Aerocool Streak Led RGB

Trên đây là những thông tin cụ thể về việc hướng dẫn build PC máy tính đồ họa từ A – Z nhằm giúp bạn có một chiếc PC cấu hình mạnh mẽ để tha hồ chiến game và thực hiện các dự án đồ họa thật ngon lành!

NT

Trả lời