Case máy tính hay được hiểu theo một cách đơn giản là lớp vỏ máy tính. Trước đây, Case chỉ được thiết kế đơn giản với mục đích bảo vệ thì ngày nay bộ phận này đã được cải tiến hơn đi kèm với nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau. Vậy Case máy tính là gì hay có các loại Case phổ biến nào thì cùng nhau tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
Case máy tính là gì?
Case máy tính thực chất là một giá đỡ vật lý có nhiệm vụ giúp sắp xếp và bảo vệ toàn bộ các thành phần bên trong của máy tính được gọn gàng và ngăn nắp hơn. Case máy tính với các lỗ lắp ghép linh kiện bên trong và đảm nhận nhiều nhiệm vụ hơn gần như là một thành phần không thể thiếu cho bộ máy tính.
Người dùng hay bị nhầm lẫn giữa 2 bộ phận là CPU và Case, chính vì thế cần phân biệt CPU và thùng máy (case) vì đó là 2 bộ phận khác nhau. CPU là Central Process Unit (đơn vị xử lý trung tâm) vì vậy nên nó không thể nằm lộ ra bên ngoài như Case máy tính được.
Ngày nay, Case máy tính không còn là bộ phận dùng làm bệ đỡ cho CPU, RAM, ổ cứng, nguồn mà nó còn có thêm nhiều bộ phận bổ sung khác nữa. Ví dụ như là hệ thống tản nhiệt cho máy, hệ thống cổng kết nối nâng cấp trực tiếp như card VGA, RAM,… Ngoài ra, một số Case còn trang bị cả hệ thống đèn LED RGB khiến cho máy tính trông đẹp mắt hơn.
Các loại Case máy tính phổ biến ngày nay
Sau khi đã biết Case máy tính là gì Lapvui sẽ giới thiệu với các bạn các loại case máy tính phổ biến nhất hiện nay. Hiện nay có rất nhiều loại Case máy tính khác nhau, từ nhỏ cho đến lớn với nhiều các chức năng đa dạng. Dưới đây là top 4 loại case phổ thông hiện nay
Mini Tower
Đây là một loại Case được biết đến là loại case máy tính đứng có kích thước rất nhỏ gọn, độ cao rơi vào khoảng từ 35cm tới 40cm. Case này thường có các thành phần bên trong từ 1 đến 2 khay cho ổ đĩa SSD và HDD. Vì ưu tiên về vấn đề kích thước nhỏ gọn nên Case chỉ gắn được motherboard M-ATX (micro ATX).
Như vậy, ưu điểm lớn nhất của Mini Tower chính là kích thước nhỏ gọn. Tuy nhiên nó lại có nhược điểm là khả năng đi dây rất khó, không gian nhỏ nên diện tích giấu dây hầu như không có. Điều này cũng một phần ảnh hưởng tới độ lưu thông khí bên trong.
Mid Tower
Đây cũng là một loại Case máy tính khá phổ biến, Case này thì có kích thước vừa đủ, không quá to và cũng không quá nhỏ. Vỏ của case Mid Tower thường có kích thước dao động từ 43cm – 53cm, case này có khoảng 3 – 4 khay cho ổ đĩa SSD và HDD. Đặc biệt vỏ của Case Mid Tower còn được kèm thêm motherboard ATX. Vỏ case này có kích thước đủ chỗ cho 2 card đồ họa khi người dùng có ý định sử dụng.
Vì có kích thước trung bình nên bên trong Case máy tính của case này khá thoáng mát. Điều này giúp cho việc đi dây được dễ dàng hơn. Tuy nhiên không phải case nào cũng như nhau vì nó còn tùy thuộc vào nhà sản xuất có muốn tập trung tối ưu cho phần đi dây hay không.
Full Tower
Vỏ case này được thiết kế với kích thước tương đối lớn, độ cao dao động từ 56cm – 86cm và có hơn 5 khay để người dùng gắn ổ đĩa. Case máy tính Full Tower luôn luôn trang bị motherboard từ ATX trở xuống và thường là gắn được các loại motherboard E-ATX (extended ATX). Còn nếu case có kích thước lớn hơn thì bạn có thể gắn được XL-ATX (extra large ATX).
Case loại này đa số đều có thể gắn tản nhiệt. Không gian bên trong thì rộng rãi nên đi dây trong case Full Tower khá dễ dàng và bạn có thể đi dây theo bạn muốn.
Ưu điểm lớn nhất của Full Tower là vệ sinh dễ và dễ tháo lắp linh kiện PC. Vì có nhiều điểm nổi bật như vậy nên case này có giá khá đắt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng Full Tower khi có nhu cầu lắp nhiều thứ vào trong thùng máy vì nó chỉ đáp ứng nhu cầu cao của người sử dụng nhưng lại không phải là thiết yếu.
Ultra Tower / Super Tower
Đây là một trong những loại case có trang bị kích thước khá lớn. Case này thường có độ cao từ 68cm trở lên. Vì có kích thước lớn nên không gian bên trong Case sẽ rất rộng rãi, số khay để ổ đĩa các loại cũng sẽ được nhiều hơn full tower.
Mọi nhược điểm trong các loại Case khác như đi dây, vệ sinh, tản nhiệt… đều được khắc phục tốt nhất ở loại Ultra Tower / Super Tower này.
Thủ thuật xây dựng cấu hình trên là tổng quan về Case máy tính và một số loại Case máy tính phổ biến hiện nay. Hy vọng, bài viết trên giúp ích được cho các bạn nhé!