Quy ước công suất PSU nguồn PC

Một chiếc máy tính có thể hoạt động một cách êm ái, ổn định ngoài việc cần đến bộ não CPU, trái tim VGA thì mạch máu bộ nguồn cũng là một phần không thể thiếu. Thế nhưng bạn đã hiểu rõ hết về nguồn máy tính chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ lỡ qua bài viết dưới đây nhé!

Nguồn máy tính là gì?

Nguồn máy tính hay còn gọi là PSU (viết tắt của Power Supply Unit) đó là một thiết bị được đặt trong thùng máy có chức năng vô cùng quan trọng được ví như mạch máu đem năng lượng đi nuôi cơ thể.

Nguồn máy tính hay còn gọi là PSU (viết tắt của Power Supply Unit)

Nguồn máy tính còn được biết đến là một trong những thiết bị quyết định khá nhiều đến tuổi thọ, độ bền, khả năng hoạt động ổn định của toàn bộ hệ thống phần cứng của máy tính. Nếu như nguồn PSU cung cấp đủ năng lượng, ổn định thì hệ thống sẽ hoạt động êm ái, trơn tru, hạn chế tình trạng ngắt quãng giữa chừng khi đang sử dụng.

Chức năng của nguồn máy tính trên PC

PSU nguồn máy tính PC nhằm cung cấp năng lượng cho bo mạch chủ (mainboard), RAM, ổ cứng, ổ đĩa quang, card màn hình, tản nhiệt cùng các thiết bị khác có đủ năng lượng để máy tính hoạt động ổn định.

Nguyên lý hoạt động của nguồn máy tính trên PC

Nguồn máy tính trên PC có chức năng biến đổi xoay chiều (AC) dân dụng 220V thành điện áp 1 chiều (DC) để cung cấp cho PC. Trong đó, có các mức điện áp một chiều bao gồm:

  • +/-5V, +/-12V, 3.3V
  • +5V STB
  • +5V PS-ON
  • +5V PWR-OK

Nguyên lý hoạt động của nguồn máy tính trên PC

Trong nguồn máy tính sẽ có nhiều đầu dây khác nhau, để phù hợp với mỗi linh kiện PC, cụ thể:

  • Đường dây điện 3.3V: Đường dây điện này phù hợp dành cho bo mạch chủ chuẩn ATX, cung cấp điện năng cho CPU và bộ nhớ chính.
  • Đường dây điện +5V: Cung cấp điện năng cho bo mạch chủ, thiết bị ngoại vi cũng như CPU đời cũ.
  • Đường dây điện -5V: Cung cấp điện năng cho đĩa mềm, các khe cắm ISA đời cũ.
  • Đường dây điện -12V: Thường được thấy ở các bộ nguồn máy đời cũ, nguồn điện chưa tới 1A, nên các nguồn mới cũng hạn chế sử dụng.
  • Đường dây điện +12V: Đây là một đường dây điện quan trọng, bởi chính nó là nguồn cung cấp điện năng cho ổ cứng, CPU và các card mở rộng đi kèm nếu cần thiết.

Xem thêm: Cách kiểm tra nguồn máy tính yếu, sụt áp

Nguồn máy tính – các thông số cần lưu ý

Các kết nối đầu ra của nguồn

Các kết nối đầu ra của nguồn là một phần không thể thiếu để bộ nguồn máy tính có thể giúp các thiết bị sử dụng được năng lượng cung cấp từ nó, bao gồm:

  • Đầu cắm bo mạch chủ: Đây là đầu cắm giúp kết nối nguồn với bo mạch chủ, tùy theo loại bo mạch chủ mà đầu cắm sử dụng có 20 hoặc 24 chân cắm.
  • Đầu cắm bộ xử lý trung tâm CPU: Đây là đầu cắm giúp cấp nguồn cho bộ xử lý trung tâm CPU (+12V), thường có 2 loại 4 chân và 8 chân dành cho CPU thiết kế đời mới.
  • Đầu cắm giao tiếp ATA (ổ cứng, ổ quang): Gồm 4 chân cắm.
  • Đầu cắm giao tiếp SATA: SATA hiện đang là ổ cứng thông dụng được yêu thích hiện nay, để cắm được ổ đĩa SATA cần đến 4 chân cắm.
  • Đầu cắm cho card đồ họa: Cần đến 6 chân hoặc với những card đồ họa mạnh, người dùng phải sử dụng đầu cắm tận 8 chân.

Quy ước đầu dây

Quy ước đầu dây cùng các mức điện áp trong bộ nguồn máy tính như sau:

  • Dây màu cam: Là chân cấp mức điện áp 3.3V.
  • Dây màu đỏ: Là chân cấp mức điện áp 5V.
  • Dây màu vàng: Là chân cấp nguồn +12V.
  • Dây màu xanh da trời: Là chân cấp mức điện áp 12V.
  • Dây màu trắng: Là chân cấp mức điện áp -5V.
  • Dây màu tím: Là chân cấp mức điện áp 5V STB.
  • Dây màu đen: Là chân cấp nguồn 0V hay còn gọi là Mass.
  • Dây màu xanh lá cây: Là chân lệnh mở nguồn chính PS-ON, khi điện áp PS-ON = 0 là mở, PS-ON > 0 là tắt.
  • Dây màu xám: Là chân bảo vệ mainboard, PRW-OK là tình trạng nguồn đã tốt.

Quy ước công suất PSU nguồn PC

Công suất trên bộ nguồn được quy ước là W, với công thức tính như sau:

W = V x A.

Quy ước công suất PSU nguồn PC

Cách chọn bộ nguồn máy tính tốt, phù hợp với PC của bạn

Để có thể lựa chọn được bộ PSU tốt phù hợp để Build PC của mình, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Điện áp đầu ra phải ổn định, không gây ra từ trường làm nhiễu các linh kiện khác của PC.

Cách chọn bộ nguồn máy tính tốt, phù hợp với PC của bạn

  • Khi hoạt động thì êm ái, trơn tru và không tỏa nhiệt,
  • Có đa dạng các kết nối đầu ra, chân cắm và được bố trí gọn gàng.
  • Phải đảm bảo khả năng ổn định khi hoạt động trong thời gian dài.