Trên cả DDR3, Ram DDR4 xuất hiện mang đến dung lượng laptop lớn hơn, nhanh nhạy hơn và hiệu suất mạnh mẽ khỏe khoắn hơn gấp nhiều lần. Vậy định nghĩa Ram DDR4 là gì? So sánh cụ thể ưu nhược điểm của dòng Ram mới này với các loại Ram tiền nhiệm như thế nào và nên chọn loại nào cho RAM laptop máy tính các bạn nhé.
Ram laptop DDR4 là gì?
DDR4 SDRAM là có nguồn gốc từ cụm Double data rate fourth generation synchronous dynamic random-access memory. Hãy tạm dịch là bộ nhớ Ram truy cập thế hệ thứ 4 có tốc độ truy cập dữ liệu gấp đôi. Là dòng Ram cực mới sở hữu dung lượng và hiệu năng cực đỉnh được sử dụng cho máy tính.
Hãng nghiên cứu và sản xuất ra Ram DDR4 chính là ông lớn Samsung vào đầu năm 2011. Giờ đây, DDR4 ngày càng được sử dụng rộng rãi và gần như thay thế hẳn DDR3
Cách nhận biết dòng Ram DDR4 hiệu năng cao khá đơn giản chỉ cần xem khe rãnh trên thanh Ram. Khe có xu hướng vào giữa nhiều hơn chính là DDR4. Khe rãnh này xuất hiện với mục đích chính là giúp người dùng lắp đúng chuẩn Ram DDR4 vào máy.
So sánh RAM DDR4 với các loại RAM tiền nhiệm
Để hiểu rõ hơn về những ưu điểm vượt trội của dòng Ram DDR4, hãy cùng so sánh Ram mới này với người anh em tiền nhiệm DDR3. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt khi so sánh chúng qua các thông số tốc độ, độ tương thích và dung lượng Ram.
Tốc độ
Khi so sánh về tốc độ giữa DDR4 và DDR3, chắc chắn bạn sẽ thấy rằng DDR4 nhanh hơn rất nhiều. Để so sánh chính xác, bạn cần xác định một trong hai thông số đó là MT/s và GT/s. Giá trị 2 thông số MT/s và GT/s càng lớn, tốc độ chuyển dữ liệu trong cùng thời điểm càng nhiều.
Con số MT/s của Ram DDR4 là 2133 – 4266 và của Ram DDR3 chính là 800 – 2133. Bạn có thể thấy giá trị của Ram DDR4 cao gần gấp đôi so với người anh em tiền nhiệm.
Thông số chỉ ra tốc độ của Ram khi đọc và ghi dữ liệu chính là clock speed, loại Ram DDR3 có Clock Speed là 2400MHz và Ram DDR4 là 3200 MHz. Đơn vị MHz thể hiện số chu kỳ mỗi giây Ram thể hiện.
Thông số cuối chính là CL có tên gọi dễ hiểu hơn là độ trễ, tức là thời gian một chu kỳ để Ram cung cấp một phần dữ liệu theo yêu cầu CPU. Khi tốc độ Ram nhanh nhạy, độ trễ của Ram cao thì CL sẽ có chức năng điều hoà lại tốc độ.
Độ trễ CL của DDR3 là CL11 và của DDR4 là CL16.
Độ tương thích
DDR3 có sự khác biệt lớn với DDR4 về số chân cắm vật lý, tương ứng với 240 chân và 288 chân. Khoảng cách giữa các chân ở 2 dòng Ram này khác nhau ở DDR3 là 1mm và DDR4 chỉ còn 0.85mm.
Bảng mạch thiết kế của cả 2 có kích thước tương đương như ở DDR4 lại dày hơn 0,2mm giúp tối ưu hơn giữa các linh kiện vi tính trong Ram. Từ đó, bạn có thể dễ dàng thấy rằng Ram DDR4 có độ tương thích cao hơn hẳn so với dòng Ram cũ.
Cụ thể thì DDR3 tương thích với các dòng mạch từ năm 2007-2014 còn DDR4 lại hỗ trợ tốt hơn với các loại mạch từ 2014 trở về đây. Nên chắc chắn về độ tương thích DDR4 đang chiếm ưu thế mạnh mẽ hơn cả.
Dung lượng RAM
Ram DDR3 có mức dung lượng Ram là 16 GB khá thấp. Tuy nhiên Ram DDR4 lại sở hữu dung lượng Ram khá khủng lên tới 512GB. Với con số vượt trội đáng kinh ngạc này, bạn có thể thấy tốc độ xử lý dữ liệu Ram DDR4 này vượt trội cỡ nào rồi đó.
Thủ thuật Build PC máy tính trên đây sẽ giúp bạn đã có thể tự rút ra dòng Ram nào đang là quán quân tốc độ trong thời điểm hiện tại chưa? Tuy nhiên, nếu bạn đang có ý định nâng cấp Ram của máy thì hãy gượm lại một chút nhé. Bởi không phải tất cả mọi thiết bị đều có thể nâng cấp loại Ram này đâu. Hãy tham khảo thêm thông tin nếu bạn vẫn còn chưa chắc chắn mình nên sử dụng Ram gì nhé!