Tết Nguyên Đán còn gọi là Tết gì?

Chẳng bao lâu nữa, chúng ta lại đón chào năm năm nữa đến. Ngày Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam bao đời nay. Tuy nhiên liệu bạn đã biết hết tên gọi của ngày Tết này chưa? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết Tết Nguyên Đán còn gọi là Tết gì hôm nay!

Tết Nguyên Đán còn tên gọi khác là Tết gì?

Tết Nguyên Đán còn được gọi là Tết gì?

Khi nghe mọi người truyền tai nhau chuẩn bị đón năm mới sang. Ai ai trong lòng cũng rộn ràn háo hức. Nhưng bạn đã biết khi nào đến Tết âm lịch chưa? Hay ngoài cái tên Tết Nguyên Đán, nó còn gọi là gì? Mời các bạn cùng Lap vui tiếp tục theo dõi nội dung bên dưới.

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết cả (lễ lớn trong năm), Tết ta (phân biệt với Tết Tây), Tết âm lịch (phân biệt với Tết dương lịch), Tết cổ truyền hay chỉ đơn giản là Tết.

Tết cổ truyền Việt Nam

Cái tên Tết Nguyên Đán thực chất bắt nguồn từ tiếng Hoa. Trong đó, Tết là “Tiết” – Nguyên là sự khởi đầu – Đán là buổi sáng sớm. Tết Nguyên Đán (hay Tiết Nguyên Đán) chính là cách đặt tên cho một khởi đầu vào sáng sớm một năm mới.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết âm lịch

Bạn đã trải qua biết bao nhiêu mùa Tết, vậy bạn có biết thực sự nguồn gốc của Tết Nguyên Đán là gì và nó có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt ta chưa?

Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán?

Trên thực tế, không riêng gì nước Nam ta mới ăn Tết âm lịch. Một số nước khác sử dụng lịch âm như Trung Quốc, Maylaysia, Hàn Quốc,… cũng ăn Tết âm. Tuy nhiên mỗi quốc gia sẽ có phong tục khác nhau.

Nói về nguồn gốc thực sự vấn đề này vẫn còn mang rất nhiều tranh cãi. Bởi có người cho rằng Tết âm được du nhập từ Trung Quốc khi nước ta đang trong thời kỳ Bắc thuộc.

Trái lại, theo sự tích Bánh chưng – bánh dầy, Tết Nguyên Đán đã có từ ngàn xưa. Ngay từ thời vua Hùng – trước 1000 năm Bắc thuộc, dân ta cũng đã có Tết riêng.

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Cùng với đó một số minh chứng khác cũng chứng mình Tết âm lịch bắt nguồn từ Việt Nam. Thông qua những câu chuyện truyền tai nhau về tập tục ăn mừng sau mùa màng bội thu. Dân ta thường ăn chơi, thưởng rượu cũng như cầu cúng thần linh.

>> Xem thêm: Các nước ăn Tết Nguyên Đán là nước nào? Người nước ngoài có ăn Tết như người Việt Nam không?

Ý nghĩa ngày Tết cổ truyền

Như đã phân tích về cái tên Tết Nguyên Đán chính là một sự khởi đầu vào một buổi sáng năm mới. Với dân tộc ta từ ngàn đời này, nó không chỉ đơn thuần chỉ như trên. Mà Tết Nguyên Đán còn mang nhiều tầng ý nghĩa về tâm linh và đời sống tình cảm.

Để thể hiện lòng biết ơn với trời đất sau những vụ mùa. Người dân Việt Nam ta thường dân lễ, cúng bái cảm tạ các vị thần: Thần mưa, thần sấm, thần gió, thần nắng,… Cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Không những như thế, Tết cũng là một dịp để con cháu tề tựu về quê hương. Sum họp cùng gia đình, quây quần bên mâm cơm ấm áp. Dù có đi bao xa, bao lâu rồi cũng sẽ trở về quê nhà cùng người thân, gia đình.

Ý nghĩa Tết Nguyên Đán

Do đó, ngày Tết cổ truyền mang một giá trị tình cảm rất cao. Đây chính là động lực và là dịp để mọi người có thể ngồi lại với nhau. Kể cho nhau nghe một năm qua đã làm gì và trải qua những gì. Góp phần khắn khít thêm tình cảm giữa người với người.

>> Xem thêm: Tết Nguyên Đán diễn ra vào thời gian nào và ý nghĩa của Tết Nguyên Đán là gì?

Phong tục ăn Tết của người Việt Nam

Mặc dù cùng ăn Tết âm lịch với nhiều quốc gia khác nhau trong khu vực Châu Á. Nhưng những phong tục tập quán của dân tộc ta bao đời nay vẫn mang nhiều nét riêng.

Ngày Tết cổ truyền Việt Nam đừng tính từ đêm giao thừa 30 Tết đến hết mùng 7 tháng Giêng (ngày hạ Nêu). Tuy nhiên, người dân ta đã rất háo hức từ 23 Tết – Ngày đưa ông Táo về trời. Hằng năm cứ vào ngày này mọi người thường mua cá chép để tiễn ông Táo.

Sau đó cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và đón năm mới. Thay quần áo đẹp và đi chúc Tết cùng nhau. Với hy vọng có một ngày đầu năm đầy tươm tất suông sẻ. Để cả năm may mắn, như ý, phát tài.

Tập tục lì xì đầu năm được xem là một hình thức gửi lộc lấy lộc. Những tờ tiền mới tinh được bỏ trong bao lì xì đỏ tương trưng cho sự may mắn. Cùng trao tay nhau để đem đến những niềm vui mới vào ngày đầu năm.

Phong tục ăn Tết của người Việt

Mâm ngũ quả cũng là một phần không thể thiếu. Đây là một mâm trái cây gửi lên bàn thờ với ý nghĩa cầu mong sự như ý. Theo truyền thống, mâm ngũ quả có 5 loại trái chính: Cầu (Mãng cầu) – Vừa (Dừa) – Đủ (Đu Đủ) – Sài (Xoài) – Sung (Sung).

Kết luận

Các bạn vừa đọc qua bài viết Tết Nguyên Đán còn được gọi là Tết gì? Do Lap Vui tổng hợp những nội dung về ngày Tết cổ truyền gửi đến các bạn. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích đừng quên ấn chia sẻ để ủng hộ chúng tôi nhé!