Tết Nguyên Đán là gì? Vì sao có Tết Nguyên Đán vào mùa Xuân hằng năm trong văn hóa Việt Nam? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc nhất. Vậy đừng vội lướt qua bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn nguồn gốc phong tục ngày Tết ngay sau đây.

Vì sao lại có ngày lễ Tết Nguyên Đán?

Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lâu đời trong văn hóa của người dân Việt Nam. Đây là dịp để gia đình sum họp, đoàn tụ và cầu mong những điều tốt lành cho năm mới. Vậy vì sao có Tết Nguyên Đán hằng năm?

Vì sao lại có ngày lễ Tết Nguyên Đán?

Có giả thuyết cho rằng, Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc. Cụ thể là từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và đã có sự thay đổi theo từng thời kỳ.

Mặt khác, nhiều người lại bảo Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ thời vua Hùng. Bởi vì người Việt là dân tộc thuần nông nên ngày lễ này để mừng mùa màng bội thu sau một năm trồng trọt.

Họ cũng tin rằng, Tết Nguyên Đán là thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Thời điểm mà trời đất giao hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, dù Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ nước nào, giữa hai nước đều sẽ có những đặc trưng riêng.

>> Xem thêm: Tết Nguyên Đán xuất phát từ đâu và lịch nghỉ Tết Nguyên Đán của học sinh, người lao động.

Vì sao lại có tên gọi là Tết Nguyên Đán?

Tết Nguyên Đán là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương và gắn bó của con người Việt Nam. Tên gọi này có nguồn gốc từ chữ Hán. Trong đó “Tết” là cách đọc chệch từ chữ “tiết”, “Nguyên” có nghĩa là đầu tiên, còn “Đán” nghĩa là buổi sáng sớm. Do đó, “Tết Nguyên Đán” mang ý nghĩa là “Buổi sáng sớm đầu tiên của năm mới”, được tính vào đầu năm Âm lịch.

Tết Nguyên Đán bắt đầu và kết thúc từ ngày nào?

Tết Nguyên Đán thường bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng Giêng Âm lịch, tức là ngày đầu tiên của năm mới. Vào ngày này, người Việt Nam thường đi chúc Tết người thân, bạn bè, bà con dòng họ,…

Tết Nguyên Đán bắt đầu và kết thúc từ ngày nào?

Tết Nguyên Đán kết thúc vào ngày mùng 7 tháng Giêng, tức là ngày hạ cây nêu. Thông thường sẽ tổ chức lễ Khai hạ để hạ nêu và dọn dẹp nhà cửa sau Tết. Vì vậy, có thể nói Tết Nguyên Đán của Việt sẽ kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày. Cụ thể từ mùng 1 đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng Âm lịch.

Ngày Tết Nguyên Đán có ý nghĩa thế nào đối với người dân Việt Nam?

Tết Nguyên Đán là ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Lễ hội này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cả về mặt tâm linh lẫn tinh thần:

  • Về tâm linh: Tết Nguyên Đán là dịp để bày tỏ lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên và thần linh. Trong những ngày Tết, các gia đình thường cúng bái, thắp hương, mong bề trên phù hộ cho một năm mới may mắn, suôn sẻ.

Về tâm linh

  • Về văn hóa: Các phong tục truyền thống như gói bánh chưng, bánh tét, đi chúc Tết, chơi trò chơi dân gian,… Những hoạt động này giúp gắn kết cộng đồng, gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Về văn hóa

  • Ý nghĩa kinh tế: Tết Nguyên Đán là dịp để thúc đẩy kinh tế, thương mại. Trong những ngày này, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao. Qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh phát triển.

>> Xem thêm: Tết Nguyên Đán diễn ra vào thời gian nào và ý nghĩa của Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam.

Một số hoạt động nổi bật của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán

Theo truyền thống của người Việt Nam, trước và trong dịp Tết Nguyên Đán thường có các hoạt động để chào đón năm mới như:

  • Tống cựu nghinh tân: Đây là phong tục tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới. Vào ngày 23 tháng Chạp, người Việt sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Bên cạnh đó chuẩn bị mâm cúng ông Công, ông Táo. Tiễn hai vị thần này về trời, báo cáo Ngọc Hoàng công việc của gia đình trong năm qua.
  • Gói bánh chưng, bánh tét: Đây là hai món bánh không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt. Nguyên liệu chính là gạo nếp, thể hiện sự biết ơn trời đất vì đã cho một vụ mùa bội thu.

Hoạt động gói bánh chưng của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán

  • Chưng đào, mai, quất: Loài hoa, cây được coi là biểu tượng của mùa xuân, người Việt thường chưng trong nhà để cầu mong năm mới may mắn, thịnh vượng.
  • Mâm ngũ quả: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung thường có trong mâm quả dâng lên cho tổ tiên ngày Tết. Thể hiện sự mong ước đủ đầy về tiền bạc, vật chất.
  • Đón giao thừa: Vào thời khắc này, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau tiễn năm cũ và chào đón năm mới. Hoặc thưởng thức những màn bắn pháo hoa rực rỡ, lung linh.
  • Xông đất đầu năm: Xông đất là phong tục có từ lâu đời của người dân Việt Nam. Người xông đất hợp tuổi sẽ mang lại may mắn cho gia đình đó trong năm mới.
  • Chúc Tết: Vào mùng 1 đến mùng 3, mọi người sẽ đi chúc Tết ông bà, cha mẹ, họ hàng,… Cậu cho một năm mới an khang, phát tài.
  • Lì xì: Tiền được đựng trong những bao lì xì màu đỏ để mừng tuổi cho trẻ em vào ngày Tết.

Hoạt động lì xì

Ngoài những hoạt động trên, người Việt Nam còn có rất nhiều hoạt động khác nữa. Chẳng hạn như đi lễ chùa, hái lộc, đi chơi hội, xem múa lân,…

Những điều cần phải tránh trong dịp Tết Nguyên Đán để tránh xui rủi

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là câu thành ngữ mà ông bà ta thường hay nói. Chính vì thế vào những ngày đầu của Tết Nguyên Đán. Bạn hãy tránh những điều sau để tránh gặp phải vận xấu nhé:

  • Không nói ra những điều xui xẻo, từ ngữ không may mắn.
  • Kiêng quét nhà, giặt giũ, đổ rác mùng 1.
  • Không cho người khác lửa hoặc nước.
  • Không nên trả tiền lẫn mượn tiền, đòi nợ,…
  • Không nên mặc quần áo màu đen hoặc trắng.
  • Không ngồi trước cửa nhà.
  • Không làm rơi vỡ đồ đạc trong nhà.
  • Giữ tâm thế vui vẻ, lạc quan. Đặc biệt không nên buồn bã, ưu sầu hay cãi nhau, chửi bới vào những ngày này.

Kết luận

Lap Vui đã giải đáp cho bạn vì sao có Tết Nguyên Đán vào hằng năm một cách chi tiết nhất. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn biết thêm về nguồn gốc cũng như những việc cần kiêng cữ trong ngày Tết. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ cho nhiều người biết đến nhé!