các loại tản nhiệt máy tính

Từ trước đến nay, chắc có lẽ bạn đã nghe nhiều đến tản nhiệt máy tính. Vậy, bạn biết có bao nhiêu loại tản nhiệt máy tính có trên thị trường không? Và ưu nhược điểm của mỗi loại như thế nào để bạn chọn mua loại phù hợp nhất với nhu cầu build PC Gaming bản thân? Nếu vẫn chưa biết, mời bạn tham khảo bài viết sau để nắm rõ thông tin chi tiết về các loại tản nhiệt máy tính nhé!

Tản nhiệt máy tính là gì? Có bao nhiêu loại tản nhiệt?

Tản nhiệt máy tính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi thiết kế hoặc chọn mua máy tính.

Có thể hiểu cơ bản, khi khối lượng công việc nặng (như thiết kế đồ họa, chơi game) sẽ khiến cho phần cứng sinh nhiệt. Các bộ phận có nhiệt độ quá cao có thể làm giảm hiệu năng của máy. Một thiết kế tản nhiệt lý tưởng sẽ giúp tất cả các bộ phận được thoáng khí, làm mát hiệu quả và giúp máy tính của bạn hoạt động hết hiệu suất vốn có từ hệ thống.

Tản nhiệt máy tính là gì? Có bao nhiêu loại tản nhiệt?

Hiện nay, có 3 loại tản nhiệt chính được sử dụng phổ biến trên thị trường như sau:

  • Loại 1: Tản nhiệt khí (còn được gọi là quạt tản nhiệt);
  • Loại 2: Tản nhiệt nước All-in-One (còn được gọi tắt là tản nhiệt AIO);
  • Loại 3: Tản nhiệt nước Custom.

Để biết được loại tản nhiệt nào phù hợp với các nhu cầu sử dụng, mời bạn đọc ở bài viết Hướng dẫn chọn mua tản nhiệt phù hơp với máy tính

Các loại tản nhiệt máy tính – Ưu nhược điểm của từng loại

Tản nhiệt khí

Tản nhiệt khí là một trong các loại tản nhiệt máy tính đã có mặt từ rất lâu và được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. Hầu hết các máy tính, laptop có mức giá từ rẻ đến tầm trung hay cao cấp ngày nay đều được hãng sản xuất trang bị bộ tản nhiệt khí này.

Xem thêm: So sánh tản nhiệt nước và tản nhiệt khí, nên dùng loại nào?

Các loại tản nhiệt máy tính - Ưu nhược điểm của từng loại

Nguyên tắc hoạt động của tản nhiệt khí giá rẻ là dùng một bề mặt hút nhiệt để tiếp xúc với bề mặt nơi tỏa nhiệt lượng nhiều nhất (chẳng hạn như CPU) thông qua lớp keo tản nhiệt.

Sau đó, nhiệt từ CPU thông qua keo tản nhiệt sẽ tiếp tục truyền qua bề mặt hút nhiệt rồi đi qua các ống dẫn nhiệt tới các lá kim loại tản nhiệt. Tại đó, quạt thổi gió sẽ giúp gió lưu thông nhằm làm mát các lá kim loại và quạt hút của thùng máy case sẽ đẩy không khí nóng ra ngoài.

Ưu điểm của tản nhiệt khí:

  • Giá khá rẻ và đa dạng.
  • Dễ lắp đặt. Vệ sinh. Bảo trì. Bảo dưỡng.
  • Dễ sửa chữa khi gặp sự cố.
  • Có thể tản nhiệt cả khu vực cấp điện của mainboard – bo mạch chủ.
  • Hiệu năng cao.
  • Tuổi thọ cao.

Nhược điểm tản nhiệt khí:

  • Gây tiếng ồn.
  • Hiệu quả làm mát diện rộng cao, còn các tiểu tiết thì thấp.
  • Dễ bám bụi.

Tản nhiệt nước All-in-One (AIO)

Tản nhiệt nước All In One ra đời nhằm khắc phục nhược điểm tản nhiệt không hiệu quả ở các tiểu tiết nhỏ của tản nhiệt khí. Hiệu quả làm mát của tản nhiệt nước AIO cao hơn nhiều so với tản nhiệt khí.

Tản nhiệt nước All-in-One (AIO)

Tản nhiệt nước chủ yếu dành cho những ai dùng máy tính với cường độ cao hay chơi game và thiết kế nặng. Khi mà phần cứng tỏa nhiệt lượng rất nhiều nhưng bộ tản nhiệt khí không thể đáp ứng được khả năng làm mát.

Tản nhiệt nước All-in-One (AIO)

Nguyên tắc hoạt động của tản nhiệt nước: Bộ tản nhiệt nước này sẽ hoạt động phức tạp hơn tản nhiệt khí nhiều vì nó có nhiều bộ phận hơn. Tản nhiệt nước sẽ hấp thụ nhiệt thông qua đế đồng tiếp xúc trực tiếp với bề mặt CPU và truyền vào nước bên trong. Bơm của tản nhiệt sẽ đưa hệ thống nước tuần hoàn đi đến két làm mát có diện tích lớn và quạt sẽ làm mát lượng nước đó, sau đó đưa nước mát trở về và làm mát CPU.

Ưu điểm của tản nhiệt nước AIO:

  • Hiệu quả làm mát cực tốt ở mọi diện tích, dù tản nhiệt diện rộng hay chi tiết.
  • Hoạt động êm ái, yên tĩnh hơn.
  • Đa dạng mẫu mã. Thiết kế với hệ thống đền RGB bắt mắt và ấn tượng.
  • Ít bám bụi, tiết kiệm thời gian bảo dưỡng.

Nhược điểm của tản nhiệt nước AIO:

  • Giá cao.
  • Khó lắp đặt hơn so với tản nhiệt khí.
  • Khó lau chùi bên trong khi cần bởi nhiều thành phần khá khép kín.
  • Khó sửa chữa khi gặp sự cố.

Tản nhiệt nước Custom

Không chỉ có phân khúc bình dân, trung cấp và cao cấp, mà trên thị trường còn có một phân khúc tản nhiệt khá đặc biệt dành cho những ai có nhu cầu khủng hơn. Họ là những người thường xuyên ép xung, chơi game đồ họa hạng nặng, thiết kế đồ họa hoặc làm việc với dữ liệu nặng cần đến CPU và GPU khủng.

Lúc đó, chắc chắn họ sẽ cần đến một bộ tản nhiệt đặc biệt đi kèm để làm mát cho hệ thống khủng của máy tính họ. Và bộ tản nhiệt đó được gọi là Tản nhiệt nước Custom – tản nhiệt cá nhân hóa với độ chịu chơi của chủ nhân.

Ưu điểm của tản nhiệt nước Custom:

  • Hiệu quả làm mát cao hơn tản nhiệt khí và tản nhiệt nước AIO.
  • Chọn lựa linh kiện tùy thích để ráp bộ tản nhiệt.
  • Không gây ồn.
  • Thiết kế đường nước mở rộng kéo dài hay màu sắc ra sao cũng là do bạn chọn.
  • Mang màu sắc độc lạ, duy nhất và chỉ riêng bạn mới có.

Nhược điểm của tản nhiệt nước Custom:

  • Giá cao hơn tản nhiệt khí và tản nhiệt nước AIO.
  • Phải thường xuyên thay nước và bảo dưỡng đúng cách.
  • Cần người có tay nghề mới lắp ráp được.
  • Khó vệ sinh và bảo trì.

Với bài viết bên trên, hi vọng bạn đã nắm rõ được các thông tin về các loại tản nhiệt máy tính cũng như ưu nhược điểm của từng loại để trang bị hoặc chọn mua bộ tản nhiệt phù hợp nhất cho máy tính của bạn nhé!