Hướng dẫn chọn mua nguồn máy tính PC khi build PC
Nguồn máy tính hay còn gọi là PSU – Power Supply Unit có vai trò cung cấp điện cho toàn bộ các thiết bị phần cứng hoạt động (mainboard, ổ đĩa, quạt,…). Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng và để duy trì sự ổn định của hệ thống, bạn hãy chọn mua nguồn máy tính PC phù hợp về chi phí, hiệu quả về công năng.
Công suất tiêu thụ
Đầu tiên, khi quyết định mua nguồn máy tính PC, bạn cần quan tâm tới công suất tiêu thụ. Nếu công suất quá thấp không đảm bảo nhu cầu sử dụng, thì chắc chắn máy sẽ không hoạt động được năng suất tối đa, ổn định. Còn ngược lại, sử dụng PSU quá cao sẽ gây lãng phí, không cần thiết.
Để tính toán công suất tiêu thụ, bạn cần theo dõi yêu cầu của linh kiện trong máy như card màn hình,… (như hình dưới) hoặc tham khảo số liệu tại https://outervision.com/power-supply-calculator.
Tuy nhiên, sau khi tính toán xong, có được con số công suất cụ thể, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên tăng thêm khoảng 150 – 200W để sau này dành cho nhu cầu nâng cấp hoặc các thiết bị phụ kiện khác.
Kích thước nguồn
Sau khi chọn được công suất tiêu thụ cho nguồn máy tính, bạn cần quan tâm tiếp theo tới kích thước nguồn. Hiện nay, kích thước nguồn phổ biến nhất là chuẩn ATX, ngoài ra còn có các dạng nhỏ gọn hơn như SFX và SFX-L,…
Hiệu suất chuyển đổi nguồn điện
Nguồn máy tính còn có vai trò chuyển đổi nguồn điện xoay chiều AC thành nguồn điện một chiều DC. Nhờ đó, điện năng được sử dụng hằng ngày sẽ được cung cấp an toàn cho các linh kiện máy tính. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này sẽ bị thất thoát năng lượng ít nhiều.
Do vậy để tiết kiệm điện tốt nhất, bạn nên chọn các PSU có hiệu suất càng cao.
- Chuẩn 80 Plus: hiệu suất chuyển đổi từ nguồn AC sang DC đạt ít nhất 80%.
- 80 Plus Bronze đạt 81 – 85%.
- 80 Plus Silver: đạt 85- 88%.
- 80 Plus Gold: đạt 87 – 90%.
- 80 Plus Platinum: đạt 90 – 92%.
- 80 Plus Titanium: đạt 90 – 96%.
Dạng dây kết nối
Sau khi quan tâm tới hiệu suất chuyển đổi nguồn điện trong quá trình Build PC thì bạn cũng cần xem xét tới chất lượng các linh kiện bên trong như dây kết nối khi mua nguồn máy tính.
Hiện nay, trên thị trường, các dây kết nối của nguồn máy tính được chia thành 3 loại, phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như sự đa dạng trong quá trình kết nối của từng hệ thống, tính chất thẩm mỹ:
- Non-modular: Đây là loại dây kết nối có độ phổ biến cao nhất, mức giá thành rẻ nhất. Các đường dây sẽ được hàn dính liền vào bo mạch trong bộ nguồn.
- Full-modular: Loại này lại có thiết kế chút khác biệt so với Non-modular, bộ nguồn và dây cắm được tách rời riêng biệt, sẽ liên kết lại qua các lỗ cắm. Nhờ đó, bạn có thể gấp gọn nếu không có nhu cầu sử dụng.
- Semi-modular: Đây là thiết kế kết hợp ở cả 2 loại trên. Các phần dây quan trọng như dây nguồn main, dây VGA, dây CPU sẽ được hàn dính liền vào bo mạch. Còn các phần dây khác sẽ ở dạng tách rời.
Hãng sản xuất
Yếu tố tiếp theo chúng tôi khuyên bạn nên quan tâm khi chọn mua nguồn máy tính chính là hãng sản xuất. Một PSU có công suất 1000W, hiệu suất 80 Plus Platium nhưng được sản xuất bởi một cái tên xa lạ, không uy tín thì cũng không đảm bảo cho nguồn PC của bạn hoạt động ổn định.
Để build PC, bạn nên tham khảo nguồn máy tính tới từ Asus, Cosair, EVGA, Gigabyte, Cooler Master, SeaSonic,…
Trên đây là một số hướng dẫn chọn mua nguồn máy tính PC khi build PC dành cho bạn. Bạn đang băn khoăn không biết nên đặt PSU nào phù hợp, giúp hệ thống hoạt động với công suất tối đa, mượt mà, hãy xem qua các lưu ý này bạn nhé.