Bạn muốn tự build dàn PC cơ bản nhưng đang đau đầu vì không biết phân loại các dòng chip trên PC cũng như nên chọn dòng chip nào thì thích hợp. Khi build PC cơ bản, chip CPU chính là một linh kiện quan trọng quyết định tốc độ xử lý của máy tính. Vậy chip Intel trên PC là gì và hiện có các dòng chip Intel PC nào phổ biến? Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn các kiến thức cần thiết về chip Intel PC cùng các loại chip Intel đang được sử dụng phổ biến hiện nay, giúp bạn chọn được loại chip thích hợp với PC.
Các dòng chip Intel PC phổ biến hiện nay
Chip Intel PC hay còn được biết đến là bộ vi xử lý (CPU – Central Processing Unit) được sản xuất bởi Intel – hãng sản xuất CPU máy tính PC bộ vi xử lý lớn nhất thế giới bên cạnh đối thủ lớn là AMD. Các dòng máy tính hiện nay tại Việt Nam đa số sử dụng chip Intel và dòng Core i là dòng được sử dụng nhiều.
Trên thị trường hiện nay, chip Intel được phân thành 4 dòng chip đó chính là Intel Pentium, Intel Celetron, Intel Xeon và Intel Core i và chip Intel Core i là phổ biến nhất. Dòng Intel Core i có các mức hiệu năng là Core i3, i5, i7 và i9 và mỗi mức Core đều có cấu hình và công nghệ đặc trưng:
Core i3: 2 nhân xử lý, công nghệ Hyper Threading, không hỗ trợ Turbo Boost, xung nhịp dao động trong khoảng 1.8-2.3 GHz, bộ nhớ Cache nhỏ hơn 3MB.
Core i5: 4 nhân xử lý, công nghệ Turbo Boost, không hỗ trợ Hyper Threading, xung nhịp dao động trong khoảng 2.3-2.7 GHz, bộ nhớ Cache 3-4 MB. Đối với laptop, Core i5 chỉ có 2 nhân nhưng được hỗ trợ Hyper Threading và cả Turbo Boost.
Core i7: 2 hoặc 4 nhân xử lý, hỗ trợ cả Turbo Boost và Hyper Threading, xung nhịp dao động trong khoảng 2.2-3.3 GHz, bộ nhớ Cache từ 4-8 MB. Core i7 có hiệu năng mạnh mẽ, phù hợp với các công việc đồ họa hoặc chơi game cấu hình cao.
Core i9: số nhân xử lý lên đến 6, 10, 12 với xung nhịp dao động 3.5-4.5 GHz. Sử dụng nền tảng Skylake – X tích hợp công nghệ Turbo Boost Max Technology 3.0. Đây chính là dòng core mạnh mẽ nhất của Intel, cho tốc độ xử lý đa nhiệm nhanh chóng.
Chip Intel U, M, MQ, HQ, K là gì?
Bên cạnh các mức Core thì một số loại chip Intel còn đi kèm chữ cái đằng sau các số hiệu. Mỗi chữ cái cung cấp thông tin khái quát về mục đích sử dụng và sức mạnh của con chip nên bạn có thể dựa vào đó mà lựa chọn chip phù hợp. Bạn sẽ cần biết các thông tin trên để chọn CPU phù hợp với VGA, mainboard khi build PC.
Bạn có thể tìm hiểu ý nghĩa của các chữ cái ấy qua list sau đây:
- K: Chip mạnh nhất với các tính năng được mở khóa cho phép ép xung đạt hiệu năng cao.
- F: Yêu cầu card đồ họa rời.
- G: Đi kèm card đồ họa rời trong 1 bộ sản phẩm.
- U: Tiết kiệm pin, tiêu thụ ít điện năng.
- H: Đồ họa hiệu năng cao.
- HK: Đồ họa hiệu năng cao với các tính năng được mở khóa.
- HQ: Đồ họa hiệu năng cao với 4 lõi.
- Y: Tiêu thụ ít điện năng.
- T: Tối ưu điện năng tiêu thụ.
- M: Di động.
- C: Bộ xử lý máy tính để bàn mở khóa dựa trên gói LGA 1150 với đồ họa hiệu năng cao.
- R: Bộ xử lý máy tính để bàn dựa trên gói BGA1364 với đồ họa hiệu năng cao.
- S: Tối ưu hiệu năng.
- MQ: Di động 4 lõi.
- MX: Phiên bản siêu di động.
- E: Bộ xử lý máy bàn 2 lõi tiết kiệm điện với TDP lớn hơn hoặc bằng 55W.
- L: Bộ xử lý tiết kiệm điện dành cho di dộng với TDP 12-19W.
- P: Bộ xử lý tiết kiệm điện dành cho di động với TDP 20-29W.
- Q: Bộ xử lý 4 lõi hiệu năng cao cho di động.
- QX: Bộ xử lý 4 lõi hiệu năng rất cao cho máy bàn/di động.
Đọc hiểu số hiệu trên các dòng chip Intel
Nếu bạn đã nắm được một số thông tin cơ bản của linh kiện vi tính thì hãy tiếp tục cùng chúng tôi tìm hiểu cách đọc số hiệu trên chip Intel. Một tên chip đầy đủ sẽ được chia thành 5 số hiệu thông tin và dựa vào đó bạn có thể hiểu được ý nghĩa của chip. Các số hiệu sẽ được chia theo hình dưới đây:
Về số hiệu dòng chip và hậu tố, chúng ta đều đã nắm được trong nội dung phần trên vì vậy chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các số hiệu khác.
Ở phần Thế hệ, số hiệu này biểu thị thế hệ của các dòng chip ví dụ con chip có số 9800 thì đây là chip thuộc thế hệ Intel Core thứ 9 và từ thế hệ 10 trở đi nó sẽ trở thành 10XXX. Sau phần Thế hệ sẽ tới số hiệu SKU, số này cho biết thứ tự con chip này được phát triển cùng với sức mạnh của chip. Bạn chỉ có thể so sánh các số này trong cùng thương hiệu, cùng dòng, thế hệ chứ không thể so với thế hệ khác.
Bảng xếp các dòng chip Intel năm 2021
Nhằm giúp bạn dễ dàng so sánh các dòng chip Intel với nhau, chúng tôi đã lập một bảng xếp hạng các chip Intel năm 2021 để bạn có thể tham khảo trong hình sau:
Qua bài biết, chúng tôi đã chia sẻ các thông tin về các dòng chip Intel trên PC cũng như giúp bạn nắm được cách đọc số hiệu, cách chọn chip hợp lý cũng như xếp hạng các dòng chip để giúp bạn tìm được con chip ưng ý.